Cách chọn mua đàn Organ cho người mới bắt đầu chơi

Phùng Đinh Thanh Hải 17/07/2023
Hiếu Nhạc

Là người mới vào học organ, không phải ai cũng có điều kiện có người có kinh nghiệm dẫn dắt, chọn nhạc cụ - đàn organ, hay có quân sư, thầy cô dẫn mua tận tay, chọn mua đàn organ cho phù hợp ngay lúc đầu!

a)   Nếu bạn là người mới tập chơi Organ và không có kinh nghiệm chọn đàn
- Không phạm sai lầm khi nghĩ rằng các loại đàn Organ giá rẻ và đơn giản là thích hợp nhất cho bạn. Vì sự thật là một điều ngược lại
- Hãy chọn các loại đàn Organ chất lượng tốt nhất, càng có nhiều số lượng tiếng và tính năng càng tốt.
- Chọn đàn Organ dựa trên tính năng, bàn phím, chất lượng..đánh giá từ trên xuống, không nên chọn đàn Organ loại rẻ nhất từ dưới lên.
- Chọn chiếc đàn nào xứng đáng nhất với số tiền bạn bỏ ra, đảm bảo rằng nó sẽ mang lại cho bạn những âm thanh chuẩn và dễ dàng tiếp cận học hỏi để nâng cao kĩ năng và kiến thức.
- Nên cẩn thận khi chọn mua đàn Organ cũ.
Khi chọn lựa những chiếc đàn Organ cao cấp, có thể bạn sẽ bị choáng ngợp bởi số lượng tuyệt đối của tính năng, phím, bàn đạp....lúc này bạn tự hỏi sẽ phải học như thế nào để làm quen và sử dụng hết các tính năng cần thiết. Tuy nhiên, đó chỉ là những cảm nhận ban đầu mà ai cũng phải trải qua.
b)  Gợi ý của Hoàng Piano
 
1. Đàn Organ cho trẻ em và một số người đặt mục tiêu học đàn để giải trí:
Dòng đàn Organ này phù hợp với trẻ em và những người mới bắt đầu tập nhạc dạng phím. Có khoảng 4 - 5 bậc (28 đến 35 phím) với âm đàn chủ yếu là âm đàn Piano, đàn Organ, Guitar, Violon… và âm phím là "âm chết" (không phụ thuộc vào lực bấm phím đàn) nên loại đàn này đặc biệt phù hợp với việc luyện ngón. Các điệu nhạc cài đặt trong đàn cũng đơn giản với một vài điệu của dòng nhạc pop, ballad, disco, một số điệu nhóm latinh như rumba, bolero, chachacha… làm nhạc nền. Đồng thời, đàn cũng được cài đặt nhiều bản nhạc đệm mẫu phù hợp với bài học của người học đàn.
Ngoài ra, mỗi cây đàn luôn được kèm theo một quyển sách tự tập luyện và sách hướng dẫn sử dụng đàn. Dòng đàn này nổi tiếng với các nhãn hiệu của casio, đàn organ yamaha giá rẻ …
Mẫu đàn Organ Casio (giá dao động từ 2.500.000 – 20.000.000 vnđ):

2. Đàn Organ cho người mới bắt đầu và người đã luyện ngón

 Những đối tượng đặt mục tiêu học đàn Organ để phát triển sự nghiệp và hướng tới chuyên nghiệp thì nên chọn loại đàn mới nhất hoặc nhiều tính năng nhất. Tùy theo mức tài chính của người chơi nhưng nên chọn loại đàn có giá cao nhất trong số tiền mà bạn có thể bỏ ra.  

Mẫu đàn Organ Yamaha chất lượng :

Với những khách hàng đã luyện ngón thành thạo, nắm được nhạc lý, quen với các phím đàn thì yêu cầu có nhiều ứng dụng hơn trong việc phối âm, tạo âm thanh mới hoặc tăng giảm cung bậc và nâng cao trình độ. Vì vậy, dòng đàn dành cho đối tượng này được cài đặt khoảng trên dưới 100 điệu nhạc nền và trên dưới 150 tiếng âm khác nhau.

Ngoài ra, rất nhiều các ứng dụng về bộ chỉnh âm, cài đặt riêng của người dùng và khá nhiều chức năng khác như ghi lại bản nhạc vừa đệm, tạo hiệu ứng âm thanh và chế độ chuyển đổi nhanh chóng từ điệu này qua điệu khác… Đàn cũng được thiết kế để màn hình nhỏ trên mặt đàn hiển thị chế độ đang sử dụng. Âm phím đàn là âm sống, khoảng từ 5 đến 6 bậc (35 đến 42 phím đàn) thuận lợi để đệm các bản piano. Kèm theo đó là "thanh luyến" giúp tạo phong cách riêng khi đệm đàn. Các hãng như Casio, Yamaha, Kawai, Roland…

Mẫu đàn Organ Roland:

3. Đàn Organ đa tầng dành cho người chuyên nghiệp:

Dòng đàn này phổ biến với 2 tầng phím dành cho 2 tay, tay trái tầng dưới và tay phải tầng trên. Ngoài sự phong phú của các điệu nhạc và âm thanh, đàn có thêm "chân bass" (gồm 7-8 chân để chân trái đệm bass trong bài nhạc) và "chân ga" (điều khiển volume to nhỏ tùy theo độ nhấn của chân phải). Thị trường có một số sản phẩm không có các "chân đạp" như trên nhưng vẫn có thêm các ứng dụng khác mà dòng đàn không chuyên không có như: cắt nhịp, hòa tấu, độc tấu… Dòng đàn đa tầng được khá nhiều nhạc sĩ và những người đạt trình độ chuyên nghiệp đàn organ ưa chuộng.

Sản phẩm này có đầy đủ tính năng của một dàn nhạc sống và thuận lợi nhất để đệm các bản nhạc piano có cung bậc rất cao nên thường được sử dụng khi biểu diễn hoặc chơi trong những bữa tiệc sinh nhật, tiệc cưới và các nghi thức ở nhà thờ. Nổi tiếng là các sản phẩm của đàn organ Yamaha cao cấp , KORG, Roland, Electone…

Mẫu đàn Organ nhà thờ:

Mẫu đàn này không phổ biến ở Việt Nam và Tiến Đạt không phân phối. Các bạn có thể tham khảo hình ảnh và giá  sản phẩm đàn Organ KORG tại ĐÂY

c)  Hướng dẫn sử dụng đàn organ:

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại đàn Organ điện tử của các hãng sản xuất khác nhau như Yamaha, Casio, Kawai, Roland v.v... với nhiều seri, chủng loại chuyên dụng, bán chuyên dụng với những cách sử dụng khác nhau. Phần này chúng tôi sẽ giới thiệu những nguyên tắc chung nhất, thông dụng đối với việc sử dụng đàn Organ (tập trung chủ yếu vào dòng Yamaha và Casio).

1.    Chọn Tiết tấu đệm (Yamaha gọi là Style, Casio gọi là Rythm):

Trước tiên các bạn hãy xem số của điệu ở trên màn hình của đàn, bấm nút Style (Rythm) rồi bấm số trên bảng số (hoặc dùng vòng quay, hoặc dùng dấu cộng (+) hoặc trừ (-) để chọn.

2.    Chọn Âm sắc ( tiếng nhạc cụ) - Yamaha gọi là Voice, Casio gọi là Tone): 

Trước tiên các bạn hãy xem số của Voice (tone) ở trên màn hình của đàn, bấm nút Voice (hoặc Tone) và bấm số trên bảng số (hoặc dùng vòng quay, hoặc dùng dấu cộng (+) hoặc trừ (-) để chọn.

3.    Chọn tốc độ nhanh chậm (Tempo): 

Các bạn bấm nút tempo sau đó bấm dấu + (tăng) và - (giảm) trên bảng số hoặc quay vòng quay để chọn. Các bạn nhớ quan sát trên màn hình hiển thị để chọn đúng tốc độ. Thông thường thì cách làm như trên. Nhưng cũng có những loại đàn nút tempo tách riêng khỏi bảng số.

4.    Chọn chế độ đệm cho tay trái: 

Thông thường cả đàn organ Yamaha cao cấp và Casio đều cho chúng ta lựa chọn 1 trong 2 chế độ bàn phím như sau:

- Chơi toàn bàn phím như đàn Piano cơ: Đây là chế độ mặc định khi ta bật đàn lên.

- Chế độ đệm nhạc tự động (ACCOMPANIMENT) dùng cho tay trái. Ta khởi động chế độ đệm tự động bằng cách bấm nút ACMP : On/ Off. Sau đó ta chọn một trong các kiểu đệm như sau:

- Single:Chế độ đệm ngón đơn dành cho các cháu mới tập. VD: chỉ cần bấm hợp âm Đô trưởng (C) bằng một nốt đô bên tay trái.

- Fingered: Chế độ đệm tay trái bằng cách bấm hợp âm từ 3 ngón trở lên dành cho những cháu đã học lâu hơn. VD: Để bấm hợp âm Đô trưởng (C) các cháu phải bấm đủ cả 3 nốt (Đô, Mi, Sol) ở tay trái.

- Full key: Chế độ bấm hợp âm toàn bàn phím ở bất kỳ vị trí nào (chỉ sử dụng cho kiểu bấm ngón kép).

- Fingered on Bass: Bấm hợp âm trên với âm Bass tay trái (ít dùng)

5.    Ghi nhớ Style (Rhythm, Tiết tấu), Voice (Âm sắc, Tone), Tempo (Tốc độ) vào bộ nhớ (Registration Memory - Bank tiếng): 

Mục đích của chức năng này giúp một người đang trong quá trình chơi đàn, đồng thời có thể chuyển đổi các thông số trên một cách thuận tiện, nhanh gọn bằng cách bấm vào bộ nhớ 1 nút (One Touch) mà không cần phải bấm điều chỉnh nhiều nút khác nhau. Thông thường những dòng đàn thấp của cả Yamaha và Casio đều có thể ghi được 4 vị trí trên một Bank tiếng (có những loại chỉ có 2 vị trí như PSR295 của Yamaha). Những đàn hiện đại có đời từ PSR1000 của Yamaha trở lên có thể ghi cùng lúc 8 nhạc cụ trên 1 bank tiếng. Có nghĩa các bạn có thể biểu diễn tác phẩm như một dàn nhạc chuyên nghiệp thực thụ .Cách ghi nhớ thông thường: Sau khi đã chọn xong tất cả các thông số về Style (Rymth), Tempo, Transpose (đổi giọng), Voice (Tone) các bạn bấm nút Memory giữ lại và bấm tiếp vào vị trí 1 trên bank tiếng, làm tương tự với các vị trí khác (2,3,4). Thông thường bank tiếng nằm ngay giữa và dưới màn hình. Ngoài ra các bạn cũng nên bật chức năng Freeze (khóa cứng bank tiếng) nếu trong bài của các cháu chỉ dùng 1 điệu, 1 tốc độ, 1 giọng. Hãy bỏ chức năng này để ghi cụ thể từng vị trí 1,2,3,4 với từng thông số Style (Rymth), Tempo, Transpose (đổi giọng), Voice (Tone) khi chơi những bài phức tạp có nhiều trường đoạn khác nhau như Người Hà Nội, Du kích sông Thao, Đường chúng ta đi v.v... Các bạn nên lưu ý động tác ghi nhớ vào bank tiếng sẽ là thao tác sau cùng của việc chỉnh đàn ! Tiếp tục bật nút Sync Start, khi thấy đèn báo trên màn hình nhấp nháy là ta đã có thể chơi được.

Việc chọn Voice, Style, Tempo, kiểu đệm tay trái tùy theo từng bài, và theo ý đồ của các thầy cô giáo, nên các bạn có thể đề nghị các thầy cô ghi cụ thể vào vở học, vào từng bài để học viên căn cứ vào đó điều chỉnh các thông số cần thiết cho việc chơi tác phẩm âm nhạc trên đàn Organ.

6.    Chỉnh các hiệu ứng âm thanh (Voice effect)

- Touch Reponser: Đây là chế độ "Phím sống". Theo quan điểm của tôi chế độ này nên bật thường xuyên trong tất cả mọi trường hợp để ngón tay quen chơi với sự tinh tế nhất. Chế độ này đặc biệt hiệu quả khi chơi các tác phẩm Piano.

- Sustain: Đây là chế độ tạo tiếng vang ngân dài cho các nốt nhạc được chơi. Tuy vậy các bạn không nên sử dụng chế độ này vì việc ngân vang không chủ động, mà nên sử dụng Pedal vang mua rời cắm ở mặt sau của đàn và sử dụng bằng chân để tạo hiệu quả âm thanh vang tốt hơn, chủ động như khi chơi trên đàn Piano thật.

- Dual Voice (trên Casio là chế độ tiếng Layer): Đây là chế độ hoà tiếng, pha trộn các loại tiếng nhạc cụ khác nhau. Tuỳ tính chất của từng bài, từng đoạn mà chọn cho phù hợp để tạo hiệu quả âm thanh cao nhất, độc đáo, hấp dẫn người nghe. Khi có kinh nghiệm trong việc cân chỉnh âm thanh, sẽ tạo ra nhiều tiếng như đàn bầu, sáo nhị v.v... từ các nhạc cụ phương Tây.

- SlitVoice: Đây là chế độ chia bàn phím, khi chế độ này bật, bàn phím của đàn Organ sẽ được chia làm 2 phần riêng biệt với 2 loại tiếng nhạc cụ (Voice) khác nhau.

- Harmony: Đây là chế độ tạo hoà âm (có thể làm tiếng đàn "dày" hơn với việc đàn sẽ tạo thêm một số nốt ở các quãng khác, hoặc chơi tremolo v.v....)

Bạn đang xem: Cách chọn mua đàn Organ cho người mới bắt đầu chơi
Bài trước
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0964484499
x